Công tác đào đắp đất trong dự toán

công tác đào đắp đất trong dự toán

Công tác đào đắp đất trong dự toán được xác định và bóc khối lượng như thế nào. Áp dụng theo Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Sử dụng biện pháp thi công băng thủ công hay bằng máy thi công. Vận chuyển đất hệ số nở rời của đất và chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp

1) Mã hiệu áp dụng Công tác đào đắp đất trong dự toán

– Các định mức công tác đào, đắp, vận chuyển đất, cát được quy định tại Chương II của tập Định mức dự toán xây dựng công trình, có mã hiệu bắt đầu bằng AB.00000.

– Một số công tác đào, đắp, san và vận chuyển đất, cát thường gặp như sau:

+ Công tác đào móng, kênh mương, đào nền đường bằng thủ công : AB.11000

+ Công tác đào xúc đất bằng máy đào : AB.24000

+ Công tác đào móng công trình,… bằng máy : AB.25000

+ Công tác đào kênh mương,… bằng máy : AB.27000

+ Công tác đào nền đường bằng máy : AB.30000

+ Các công tác vận chuyển, đất, đá bằng ô tô : AB.40000

+ Các công tác đắp cát, đắp đất bằng máy : AB.60000

Chi tiết xem hướng dẫn đo bóc dự toán và vận chuyển đất

2) Quy định đo bóc Công tác đào đắp đất trong dự toán

– Khối lượng công tác đào, đắp được tính theo kích thước trong bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, không tính thêm độ nở rời, co ngót hoặc hao hụt.

– Trường hợp đào đất để đắp thì khối lượng đất đào bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp

– Khối lượng đào đất đá không tính riêng khối lượng đất/đá khác cấp nhỏ hơn 1m3.

– Phải trừ khối lượng công trình ngầm chiếm chỗ (đường ống kỹ thuật, cống thoát nước…)

– Phải ghi rõ phương án vận chuyển và việc tận dụng vật liệu sau khi đào (nếu có)

3) Tham khảo việc chọn ô tô vận chuyển ứng với máy đào (tham khảo ĐM 1776 cũ)

– Định mức vận chuyển bằng ô tô 5 tấn ứng với máy đào <=0,8m3

– Định mức vận chuyển bằng ô tô 7 tấn ứng với máy đào <=1,25m3

– Định mức vận chuyển bằng ô tô 10 tấn ứng với máy đào <=1,6m3

– Định mức vận chuyển bằng ô tô >=12 tấn ứng với máy đào >= 2.3m3

Theo Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng mới nhất 

Công tác vận chuyển đất, đá

– Định mức vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ tính cho 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.

– Định mức vận chuyển đá nổ mìn bằng ôtô tự đổ tính cho 1m3 đá nguyên khai đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đá.

– Định mức vận chuyển đất, đá được định mức cho các cự ly ≤ 300m; ≤ 500m; ≤ 700m; ≤ 1000m và loại phương tiện vận chuyển.

– Trường hợp cự ly vận chuyển đất, đá từ nơi đào đến nơi đổ > 1000m thì áp dụng định mức vận chuyển ở cự ly ≤ 1000m và định mức vận chuyển 1000m tiếp theo như sau:

* Định mức vận chuyển với cự ly L ≤ 5km = Đm1 + Đm2 x (L-1)

* Định mức vận chuyển với cự ly L > 5km = Đm1 + Đm2x4 + Đm3 x (L-5)

Trong đó:

+ Đm1: Định mức vận chuyển trong phạm vi ≤ 1000m

+ Đm2: Định mức vận chuyển 1km tiếp theo cự ly ≤ 5km

+ Đm3: Định mức vận chuyển 1km ngoài phạm vi cự ly > 5km

– Việc áp dụng định mức vận chuyển theo tải trọng của phương tiện vận chuyển phải phù hợp với dây chuyền công nghệ thi công đào, vận chuyển, khối lượng cần vận chuyển và điều kiện thi công.

 Công tác đào, đắp đất, đá, cát

– Định mức công tác đào, đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh theo
qui định.
– Công tác đào, đắp đất, đá, cát được định mức cho trường hợp đào, đắp đất, đá, cát bằng thủ công và đào, đắp đất, đá, cát bằng máy. Việc áp dụng biện pháp đào, đắp đất, đá, cát bằng thủ công chỉ áp dụng khi không thể thực hiện được bằng máy.

– Định mức đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào.

– Định mức đào đá tính cho đào 1m3 đá nguyên khai đo tại nơi đào.

– Định mức đắp đất, đá, cát tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp.

– Khối lượng đào đất để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như quy định tại Bảng 2.1.

– Đào đất, đá công trình bằng máy được định mức cho công tác đào đất, đá và đổ lên phương tiện vận chuyển.

– Chiều rộng đào quy định của định mức là chiều rộng trung bình của đáy và mặt hố đào.

– Đối với công tác đào phá đá cấp IV bằng biện pháp khoan nổ mìn áp dụng đối với loại đá có cường độ chịu nén từ 150kg/cm2 đến 600kg/cm2.

– Đào đất để đắp hoặc đắp đất (bằng đất có sẵn tại nơi đắp) của công trình chưa tính đến hao phí nước phục vụ tưới ẩm. Khi xác định lượng nước tưới ẩm, căn cứ chỉ dẫn kỹ thuật, kết quả xác định độ ẩm của đất của công trình để bổ sung lượng nước tưới ẩm.

Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp là gì ? 

Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp hay gọi là hệ số chuyển đổi từ đất nguyên thổ sang đất đầm nén. Để đắp được 1m3 đất đạt độ chặt K = 0,85 thì phải đào đất về đắp là 1,07m3. Cụ thể tương ứng với các độ chặt của đất đắp, các hệ số chuyển đổi đất đầu như sau:

hệ số nở rời của đất
hệ số nở rời của đất

XEM CHI TIẾT HỆ SỐ NỞ RỜI CỦA ĐẤT mới nhất TẠI ĐÂY

Đăng kí học dự toán Trực tuyến cùng Youtube Duy Dự Toán Mr Duy 0965635638

Tổng hợp đơn giá xây dựng 63 tỉnh thành năm 2023 XEM TẠI ĐÂY

Hướng dẫn lập dự toán xây dựng năm 2023 XEM TẠI ĐÂY

Tổng hợp bảng tính giá ca máy năm 2022 mới nhất của 63 tỉnh thành phố Xem Tại đây

Tổng hợp thông tư nghị định xây dựng năm 2022 Xem Tại đây

Tổng hợp đơn giá nhân công ca máy năm 2023 XEM TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm thông tin chi tiết khóa học dự toán xây dựng năm 2023 tại: 
+ Tel: 0965 635 638
+ Email: duydangduc93@gmail.com
Gọi điện thoại
0965.635.638